TRUNG CẤP NĂNG KHIẾU THANH NHẠC
Với bề dày đào tạo hơn 50 năm của Trường, ngành Thanh nhạc Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã đào tạo cho tỉnh Thanh Hóa và cả nước nhiều ca sĩ nổi tiếng như: Anh Thơ, Hồ Quang Tám, Phương Linh, Phương Ly, Thiều Bảo Trang, Yến Tato, Minh Tuyến, Trung Quang Bolero; Trịnh Đình Quang và các ca sĩ đạt giải cao tại các hội diễn Tài năng trẻ toàn quốc và Giải Sao Mai toàn quốc như: Đỗ My Lam, Ngô Thanh Huyền, Hoàng Thủy, Lê Thúy Anh, Trịnh Linh Chi…
1. Mã đăng ký xét tuyển: 5210225
2. Tổ hợp xét tuyển:
- Năng khiếu:
+ Hát: 2 ca khúc (01 Việt Nam, 01 nước ngoài)
+ Thẩm âm: cao độ, tiết tấu.
3. Đối tượng người học
Tốt nghiệp Trung học cơ sở
4. Điều kiện tuyển sinh
- Có giọng hát tốt, có năng khiếu âm nhạc.
- Có trình độ âm nhạc phổ thông.
- Có sức khỏe tốt, không có bệnh mãn tính về tai, mũi, họng; có ngoại hình phù hợp với yêu cầu biểu diễn trên sân khấu.
Tuyển sinh: Thực hiện theo “Quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
5. Cấu trúc chương trình: 71 tín chỉ
5.1. Khối lượng các môn học chung/đại cương: 17 tín chỉ
+ Pháp luật
+ Giáo dục Chính trị
+ Giáo dục thể chất
+ Giáo dục Quốc phòng An ninh
+ Tin học
+ Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
5.2. Kiến thức chuyên môn: 54 tín chỉ
- Kiến thức cơ sở ngành: 33 tín chỉ
+ Ký xướng âm 1
+ Ký xướng âm 2
+ Ký xướng âm 3
+ Ký xướng âm 4
+ Ký xướng âm 5
+ Ký xướng âm 6
+ Lý thuyết âm nhạc 1
+ Lý thuyết âm nhạc 2
+ Lịch sử âm nhạc
+ Hình thức âm nhạc
+ Hòa thanh Múa – Khiêu vũ nghệ thuật
+ Hát dân ca
+ Hợp xướng 1
+ Hợp xướng 2
- Kiến thức chuyên môn: 21 tín chỉ
+ Thanh nhạc 1
+ Thanh nhạc 2
+ Thanh nhạc 3
+ Thanh nhạc 4
+ Thanh nhạc 5
+ Thanh nhạc 6
+ Kỹ năng thực hành biểu diễn Thanh nhạc 1
+ Kỹ năng thực hành biểu diễn Thanh nhạc 2
+ Biểu diễn cuối khóa
6. Chuẩn đầu ra
6.1. Kiến thức
- Áp dụng được hệ thống kiến thức về âm nhạc: Lịch sử âm nhạc Thế giới,Việt Nam, Âm nhạc truyền thống, Lý thuyết âm nhạc, Phân tích tác phẩm, Ký xướng âm, Hòa thanh, Hợp xướng, Múa... qua đó học sinh có những kiến thức tốt nhất để phục vụ cho việc học chuyên ngành của mình.
- Áp dụng được các kiến thức cơ bản về Thanh nhạc để trở thành một ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp với việc học tập nâng cao, phát triển giọng hát và nắm vững những thói quen đúng khi hát. Với những kỹ thuật về hơi thở, khẩu hình, vị trí âm thanh, phát âm, nhả lời, nhả chữ, xử lý ngôn ngữ trong tác phẩm, phát âm chuẩn tiếng Ý, Đức, Nga, xử lý âm sắc, sắc thái... Hoàn thiện xử lý tác phẩm nhuần nhuyễn đáp ứng nội dung, tính chất và phong cách âm nhạc của các tác giả, nhạc sĩ ở các trường phái âm nhạc khác nhau. Nâng cao và phát triển về nghệ thuật biểu diễn, phong cách biểu diễn, rèn luyện khả năng sáng tạo nghệ thuật.
- Có thể áp dụng các khối kiến thức trong hoạt động biểu diễn, và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Sử dụng kiến thức cơ bản toàn diện, để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, có năng lực tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
6. 2. Kỹ năng
- Thể hiện đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và có kỹ năng giao tiếp ứng xử, tác phong chuẩn mực trong các nhiệm vụ chuyên môn.
- Nắm vững các kỹ thuật để nâng cao và hoàn thiện xử lý tác phẩm với sự nhuần nhuyễn của các kỹ thuật Thanh nhạc đã học.
- Vận dụng tốt các kỹ thuật thanh nhạc vào các bài luyện thanh (Vocalise), các tác phẩm thanh nhạc Việt Nam, Romance, Aria. Có thể lựa chọn, sử dụng các tác phẩm thanh nhạc phù hợp với chất giọng và khả năng ca hát của mình để thực hiện tốt chương trình Báo cáo tốt nghiệp.
6.3. Năng lực
- Năng lực biểu diễn thanh nhạc thuần thục, chủ động sáng tạo, xử lý tác phẩm, xử lý các tình huống sân khấu trong quá trình biểu diễn âm nhạc.
- Năng lực nghiên cứu về lĩnh vực âm nhạc; quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển và các xu thế âm nhạc hiện nay.
- Năng lực đánh giá được hiệu quả công việc của bản thân, đồng nghiệp và điều chỉnh các hoạt động, xây dựng các chương trình biểu diễn phù hợp với hoạt động âm nhạc theo yêu cầu của xã hội.
6. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học
- Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm theo yêu cầu nhiệm vụ của các hoạt động biểu diễn âm nhạc, tự chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm và đối với sản phẩm do mình tạo ra.
- Tổ chức, hướng dẫn, giám sát và tương tác trong hoạt động nhóm của tổ chuyên môn và hoạt động âm nhạc.
- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực về cơ sở vật chất, con người, khả năng đánh giá và cải thiện hiệu quả các chương trình biểu diễn âm nhạc.
7. Cơ hội việc làm
- Là nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên biểu diễn âm nhạc tại các đoàn ca múa nhạc chuyên nghiệp và không chuyên trong tỉnh và toàn quốc;
- Cán bộ văn hóa làm việc tại các quận, huyện, phường xã.
- Chương trình đảm bảo cho học sinh có được các kiến thức và kỹ năng đáp ứng chuẩn trình độ quốc gia Việt Nam để sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; các trung tâm văn hóa trung ương và địa phương; các cơ quan tổ chức có hoạt động liên quan đến lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
- Chương trình đảm bảo cho học sinh sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học các bậc cao hơn của các ngành lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
MỌI THÔNG TIN XIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Văn phòng khoa Âm nhạc - Tầng 2 nhà B - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - Số 561 Quang Trung, Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa.
Trưởng khoa Âm nhạc: NGƯT.GVC. ThS. Phạm Thị Hoàng Hiền: 0912395364
Trưởng bộ môn Thanh nhạc: GVC.ThS. Trịnh Bảo Khuyên: 0855357368